Núi Chứa Chan (Gia Lào) là địa điểm du lịch cắm trại leo núi hàng đầu tại Đồng Nai với thiên nhiên và khung cảnh trù phú thuận lợi để phát triển du lịch.
Núi Chứa Chan ở đâu
- Địa điểm: Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, Đồng Nai.
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Núi Chứa Chan còn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL vào năm 2012.
Núi Chứa Chan cao bao nhiêu?
Núi Chứa Chan là ngọn núi cao nhất Tỉnh Đồng Nai với độ cao 837 m so với mực nước biển. Cao thứ 2 Đông Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen 986 m. Du lịch núi Bà Đen và núi Chứa Chan được địa điểm phượt được giới trẻ Sài Gòn ưa thích. Vì đều có nhiều hoạt động khám phá như cắm trại, leo núi,,,
Sự tích núi Chứa Chan
Có rất nhiều sự tích, câu chuyện lý thú về núi Chứa Chan nhưng chưa có sự tích nào được chứng thực. Nên các sự tích câu chuyện đều ở mức tham khảo.
“Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh được một cô con gái, đặt tên là Mai Khanh.
Sau 18 năm khôn lớn, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn, họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này.
Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.”
Tại sao gọi là núi Chưa Chan?
Trong tiếng Chăm, từ chỉ “núi” là chơk và núi non là Chơk Chăn. Người Chăm cũng dùng một từ của tiếng Gia Rai và tiếng Êđê là Chư và gọi núi Chứa Chan là Chư Chan. Trong Sổ tay địa danh Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), Đinh Xuân Vịnh ghi: Chử Chân (hoặc Chứa Chan): còn gọi là núi Gia Ray. Có lẽ Chử Chân là biến thể của Chư Chan. Chan (hay Chăn, Chân) trong tiếng Chăm hiện đại đã mất nghĩa, có thể vốn là tên người, tên cây hoặc tên thú.
Theo suy luận của tác giả bài viết trên, địa danh Chứa Chan bắt nguồn từ từ tổ Chư Chan của tiếng Chăm theo con đường tạm gọi là“mượn âm”.Người Chơro ở Bảo Chánh (huyện Xuân Lộc) gọi núi Chứa Chan là Gung Char với nghĩa là “núi Lớn”.
Xe Khách đi núi Chứa Chan
Từ bến xe Miền Đông (TP HCM), mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, Gia Lào, bắt xe ôm để đi thêm 3 km vào chân núi.
Cách di chuyển với phương tiện cá nhân
Hầm Thủ Thiêm – Mai Chí Thọ – Quốc lộ 52 – Quốc lộ 1A – Cầu Đồng Nai – Vừa qua trạm thu phí Cầu Đồng Nai –> (Quẹo Phải) –> Quốc lộ 51 – Võ Nguyên Giáp (Đi thẳng –(Quẹo phải) QL1A –> Nguyễn Văn Bé, Hồ Thị Hương –> QL1A –> (Quẹo trái) –> Hiệp Tiến –> Ngã 3 Ông Đồn –> Chỗ gửi xe leo núi Chứa Chan.
Thuê xe du lịch tới du lịch núi Chứa Chan
Nếu bạn đi đoàn đông người, muốn du lịch theo ngày bạn nên thuê xe du lịch để tiết kiệm chi phí cũng như thuận tiện cho chuyến đi. Vì hiện tại chưa có phương tiện xe nào dừng đỗ tại núi Chứa Chan.
Kinh nghiệm leo núi Chứa Chan
Bạn có thể gửi xe tạ chân núi để chuẩn bị bắt đầu hành trình leo núi Chứa Chan. Từ chân núi có hai cung đường để trekking núi: Trekking theo đường chùa và trekking theo đường cột điện.

- Đi theo hướng Đường Chùa: Sau khi đi hết bậc thang lên đến chùa cao nhất, đi thẳng lên nữa thì sẽ đến đỉnh Gia Lào, từ đây men theo bên trái băng rừng đi lên sẽ đến đỉnh Chứa Chan. Trên đỉnh có trạm thông tin liên lạc của bộ đội & 1 trạm truyền hình.
- Đi theo hướng đường cột điện: đường này chủ yếu là các anh bộ đội đi, men theo đường dây điện sẽ đến đỉnh. Thời gian trung bình từ chân núi lên đỉnh là 3 giờ đồng hồ.
Leo núi Chứa Chan là cơ hội để bạn được rèn luyện sức khỏe, cũng như tận hưởng thiên nhiên Việt Nam đẹp và hùng vĩ như thế nào. Giúp chúng ta học được những bài học từ chính cuộc sống và thiên nhiên.
Thời gian tốt nhất leo núi Chứa Chan Gia Lào
Rất bất ngờ bạn có thể leo núi Chứa Chan bất kì ngày nào hay khung giờ nào. Đặc biệt vào cuối tuần lúc nào cũng có người leo núi tại đây. Ngay cả sáng sớm như 3-4 giờ sáng. Lưu ý không nên đi leo núi Chứa Chan ngày mưa sẽ gây khó khăn và nguy hiểm.



Thời gian bình thường một người mất 3h để lên tới đỉnh, tuy nhiên với những người có thể lực tốt chỉ mất 1,5 – 2h để lên đỉnh núi. Nếu bạn muốn ngắm hoàng hôn bạn có thể bắt đầu leo từ 14:00-15:00 để bắt trọn được hoàng hôn đẹp nhất.
Lưu ý khi leo núi Chứa Chan
- Luôn chuẩn bị nước và nước đá để tránh khát, nên mang bình giữ nhiệt.
- Trạm tiếp tế ở đỉnh núi các chú bộ đội chỉ bán mỳ gói và gà. Vì là trên đỉnh núi có thể khan hiếm hoặc không có tùy từng ngày. Nhưng các chú rất nhiệt tình cho nước và đá để giải khát.
- Nên sử dụng giày thể thao mềm, có độ bám cao, chống trơn trượt, để thoải mái đi lại.
- Mùa treckking núi Chứa Chan đẹp nhất là từ tháng 10 tới tháng 4, mùa khô.
- Nên sớm để lên đỉnh núi cắm trại ổn định trước khi trời tối, buổi tối nhiệt độ xuống thấp nên mang theo áo ấm.
Kinh nghiệm cắm trại núi Chứa Chan
Cắm trại ngủ đêm ở núi Chứa Chan để đón bình minh vào sáng sớm là một trải nghiệm cực kì thú vị mà bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn có lều cắm trại bạn có thể mang đi để sử dụng. Hoặc bạn có thuê trực tiếp trên đỉnh núi nếu không muốn mang vác nặng suốt hành trình leo núi. Dịch vụ thuê lều trại khá đầy đủ và có nhiều loại đủ đáp ứng nhu cầu của bạn.

Bạn có thể dựng trại tại cột điện số 134 hoặc trên đỉnh núi khu vực này bằng phẳng dễ để cắm trại. Buổi tối bạn có thể thưởng thức khung cảnh về đêm trên núi rất đẹp, bầu không khí trong lành, lành lạnh, dễ chịu. Bạn có thể chuẩn bị đồ ăn mang theo để mở tiệc nướng với bạn bè là một gợi ý rất hấp dẫn.
Giá cáp treo núi Chứa Chan (Gia Lào)
Cáp treo núi Chứa Chan thuộc KDL núi Chứa Chan địa chỉ tại Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai. Google map . Tuyến đường tới đây cũng được làm mới khá dễ di chuyển.
Khung giờ vận hành cáp treo núi Chứa Chan (Gia Lào) tất cả các ngày trong tuần. Đặc biệt không nghỉ lễ tết nha.

Giá cáp treo núi Chứa Chan khá hợp lý:
- Vé vào cổng: 14k/ người
- Phí gửi xe: 10k/ chiếc
- Vé khứ hồi 200k/ người lớn. Vé chiều lên 150k/ người, vé xuống 100k/ người.
Đi hết cáp treo, đường lên đỉnh lát đá dài tầm 70m dốc tầm 50 độ, sau đó là đường đất khoảng hơn 100 m thì tới đỉnh. Bạn có thể cắm trại, dã ngoại tại đây lưu ý thời gian hoạt động của cáp treo chỉ tới 5 giờ chiều.

Mong những chia sẻ kinh nghiệm du lịch núi Chứa Chan sẽ hữu ích cho chuyến đi của bạn.